Cá rô phi “bơi ra thế giới”: Tín hiệu tốt cho ngành thủy sản
Trước việc Mỹ áp thuế cao mặt hàng thuỷ sản từ Trung Quốc, sản phẩm cá rô phi của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần. Liệu rằng, Việt Nam có tận dụng được cơ hội tốt này không?
Năm 2019, ngành thủy sản kỳ vọng đạt 10 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng, để hoàn thành được mục tiêu này, cần thấy được cơ hội và nhận diện rõ những thách thức đang tồn tại để có cách ứng phó vượt qua…Thực tế, cá tra vẫn là cái tên đầu ngành, được nhiều chuyên gia kỳ vọng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa phủ nhận giá trị của các loại thủy sản khác, trong đó điển hình là cá rô phi.
Mới đây, việc Mỹ áp thuế cao lên mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Trung Quốc đã mang đến nhiều kỳ vọng về việc mở rộng thị phần cho cá rô phi của nước ta. Vậy thực hư thông tin này là như thế nào? Và liệu rằng người nông dân có nên chuyển đổi, mở rộng sản xuất, thả nuôi loại cá này?
Tại Hậu Giang, hiện nay, cá tra nguyên liệu loại 1 được thương lái thu mua tận ao ở mức 24.000-25.000 đồng/kg, tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với cách nay nửa tháng. Theo các hộ nuôi cá ở thị xã Ngã Bảy, giá cá tra nguyên liệu tăng là do doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra, thời điểm này số lượng nuôi hạn chế nên khả năng giá cá tra nguyên liệu sẽ còn tăng trong thời gian tới do thị trường xuất khẩu khởi sắc. Mặc dù giá cá tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2018.
Nhiều hộ nuôi cá ở thị xã Ngã Bảy cho biết, giá cá tăng làm người nuôi rất phấn khởi, nhưng điều lo lắng của người nuôi cá tra hiện nay là chất lượng cá tra giống giảm, dẫn đến tỷ lệ hao hụt nhiều làm tăng chi phí đầu tư nên giá thành cao.
Trên thực tế, như đã trình bày, cá rô phi vẫn tập trung được nuôi ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, trong phạm vi không quá lớn, ngành hàng này vẫn đang đứng trước một số thách thức như: điểm yếu của cá rô phi của Việt Nam tại sân chơi quốc tế là chất lượng con giống chưa cao và không đồng đều.
Mặc dù diện tích nuôi cá rô phi tăng nhanh trong những năm qua nhưng thiếu quy hoạch thành các vùng tập trung, chưa tạo được sản lượng lớn cho chế biến XK. Đặc biệt, giá cá nguyên liệu cao hơn so với Trung Quốc. Các cơ sở kinh doanh giống rô phi hiện tại chỉ đáp ứng được trên 75% nhu cầu giống. Theo đó, chúng ta phải NK rất nhiều giống từ nước ngoài.
Đứng trước những khó khăn cũng như cơ hội vừa nêu, nhiều doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ nuôi cho đến chế biến rồi xuất khẩu. Như vậy với sự vào cuộc này, bà con nông dân miền Tây Nam Bộ hoàn toàn có thể cân nhắc vào việc nuôi thử nghiệm cá rô phi trong thời gian tới.
Bởi những yếu tố ngoại cảnh cộng với sự chủ động của các doanh nghiệp trong nước thì rõ ràng giá cả, sản lượng xuất khẩu của cá rô phi trong thời gian tới sẽ có xu hướng gia tăng. Tương lai gần về gia tăng tính cạnh tranh của loại cá này trên thị trường quốc tế là hoàn toàn có thể xảy ra.
Và đặc biệt hơn cả, như bất kỳ mặt hàng nông sản, thủy sản nào khác, trong trường hợp mở rộng diện tích thả nuôi cá rô phi, vẫn rất cần những kế hoạch quy hoạch cụ thể, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, manh mún, nhỏ lẻ. Thị trường luôn có những biến động. Đối vối mặt hàng cá rô phi, nếu nắm bắt được cơ hội, sẽ có thể mở ra nhiều triển vọng xuất khẩu mới.
Tuy nhiên, câu chuyện từ khâu sản xuất, quy hoạch vùng nuôi nuôi, kiểm soát chất lượng con giống cho đến các vấn đề về thị trường xuất khẩu sẽ rất cần sự chung tay của các đơn vị quản lý và bà con nông dân, để có những kế hoạch hợp lý nhất. Hy vọng rằng, tín hiệu phấn khởi sẽ sớm xuất hiện với mặt hàng thủy sản này!
Nguồn: vovgiaothong.vn